Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải bài 2 trang 146 – Bài 28 - SGK môn Vật lý lớp 12

Trình bày cấu tạo và hoạt động của ống Cu-lít-giơ.

Lời giải:

Cấu tạo và hoạt động của ống Cu-lít-giơ:

- Cấu tạo: ống Cu-lít-giơ có dạng một bình hình cầu gồm một dây nung bằng vonfam FF' và có 2 cực điện:

+ Catôt K: bằng kim loại, hình chỏm cầu có tác dụng làm tập trung các êlectron về phía tâm của bình cầu.

+ Dây nung FF' để nung nóng catôt (để catôt phát ra êlectron) được cấp điện nhờ một nguồn điện riêng.

+ Anôt là điện cực dương. Bề mặt của anôt là một lớp kim loại có nguyên tử lượng lớn và khó nóng chảy. Để giải nhiệt cho anôt người ta đôi khi cũng chế tạo sao cho có thể đưa một dòng nước chảy luồn bên trong anôt.

- Hoạt động: Khi đặt một hiệu điện thế (xoay chiều hoặc một chiều) vào hai cực của ống Cu-lít-giơ thì êlectron được tăng tốc mạnh và đến đập vào anôt, xuyên sâu vào lớp vỏ nguyên tử của chất làm anôt, tương tác với các lớp êlectron ở các lớp trong cùng làm phát ra tia X. Hiệu điện thế ở hai cực của ống Cu-lít-giơ từ vài chục kV đến khoảng 120kV.

 

Ghi nhớ:

- Khi chùm êlectron nhanh (tức là có năng lượng lớn) đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.

- Tia X là sóng điện từ có bước sóng từ 1011m đến 108m.

- Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh, có tác dụng làm đen kính ảnh, làm phát quang một số chất, làm ion hóa không khí và hủy diệt tế bào.

- Sóng điện từ, tia hồng ngoại, ánh sang nhìn thấy, tia tử ngoại và tia X đều có bản chất là sóng điện tự, nhưng chúng có những tính chất và tác dụng khác nhau.