Giải bài 11 trang 9 – Bài 1 - SGK môn Vật lý lớp 12

Một vật dao động điều hòa phải mất 0,25s để đi từ điểm có vận tốc bằng không tới điểm tiếp theo cũng như vậy. Khoảng cách giữa hai điểm là 36cm. Tính:

a) Chu kìb) Tần số.c) Biên độ
  
 
Lời giải:
a) Vật đi từ điểm có vận tốc bằng không tới thời điểm tiếp theo cũng có vận tốc bằng không, có nghĩa là vật đi từ vị trí biên này tới vị trí biên kia mất khoảng thời gian là nửa chu kì.
ta có t=T2
mà t=0.25s T=2t=0.5s
b) Tần số của dao động f=1T=10.5=2(Hz)
c) Biên độ của dao động A=L2=362=18(cm) 
 

Ghi nhớ:

- Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm coossin (hay sin) của thời gian.

- Phương trình của dao động điều hòa là x=Acos(ωt+φ), trong đó:

x là li độ của dao động;

A là biên độ của dao động;

ω là tần số góc của dao động, đơn vị là rad/s;

(ωt+φ) pha của dao động tại thời điểm t, có đơn vị là rad;

φ là pha ban đầu của dao động.

- Một điểm dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn có thể được coi là hình chiếu của một điểm tương ứng chuyển động tròn đều lên đường kính là đoạn thẳng đó.

- Chu kì T của dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (s).

- Tần số f của dao động điều hòa là số dao động toàn phần thực hiện được trong một giây. Đơn vị của tần số là héc (Hz).

- Tần số góc của dao động điều hòa là một đại lượng liên hệ với chu kì T hay với tần số f bằng các hệ thức sau đây:

ω=2πT=2πf

- Công thức tính vận tốc và gia tốc của một vật dao động điều hòa: 

v=x=ωAsin(ωt+φ)

a=v=ω2Acos(ωt+φ)=ω2x

- Vectơ gia tốc luôn luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.

- Tại vị trí biên, vận tốc bằng 0, còn gia tốc có độ lớn cực đại. Tại vị trí cân bằng, gia tốc bằng 0, còn vận tốc có độ lớn cực đại.

- Đồ thị của dao động điều hòa là một đường hình sin.