Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Trả lời câu hỏi C2 trang 85 – Bài 16 - SGK môn Vật lý lớp 12 nâng cao

Một phần tử tại điểm M trên mặt nước sẽ dao động thế nào nếu cùng một lúc:

a) Gợn lồi gặp gợn lồi?

b) Gợn lõm gặp gợn lõm?

c) Gợn lồi gặp gợn lõm?

Lời giải:

Trên hình 16.2 SGK, các vòng tròn nét liền biểu diễn các gợn lồi (đỉnh sóng), các vòng tròn nét đứt biểu diễn các gợn lõm (hõm sóng).

Chỗ gợn lồi gặp gợn lồi hoặc gợn lõm gặp gợn lõm là những điểm dao động với biên độ cực đại. Những điểm ở đó gợn lồi gặp gợn lõm thì có biên độ cực tiểu.

Khi hai sóng lan truyền thì các điểm có biên độ cực đại và có biên độ cực tiểu di chuyển theo đường hypebol.

GHI CHÚ:

- Hiện tượng hai sóng kết hợp, khi gặp nhau tại những điểm xác định, luôn luôn hoặc tăng cường nhau, hoặc làm yếu nhau được gọi là hiện tượng giao thoa sóng.

- Điều kiện để có hiện tượng giao thoa sóng: hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động có cùng tần số, cùng phương dao động và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

- Độ lệch pha: Δφ=2πλ(d2d1)

- Biên độ tổng hợp tại M: AM=2A|cosΔφ2|