Processing math: 100%

Trả lời câu hỏi C1 trang 268 - Bài 53 - SGK môn Vật lý lớp 12 nâng cao

Cho tia phóng xạ ( phát ra từ một mẫu chất phóng xạ) đi qua từ trường (hoặc điện trường giữa hai bản tụ điện tích điện), ta thấy các tia α,β và γ bị lệch khác nhau. Giải thích tại sao ?

Lời giải:

Khi cho phóng xạ qua vùng không gian có từ trường hoặc điện trường thì :

* Nếu tia phóng xạ gồm các hạt có mang điện tích như tia α ( chùm He2+); tia β (chùm electron ); tia β+ (chùm pôzitrôn) thì sẽ chịu tác dụng của lực Lorenxơ (từ trường) hoặc lực điện Culông (điện trường). Do đó quỹ đạo của các tia này sẽ bị lệch khác nhau.

*  Nếu tia phóng xạ không mang điện tích (tia γ) thì sẽ truyền thẳng không bị lệch trong điện trường hoặc từ trường.

GHI NHỚ:

- Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ và biến đổi thành hạt nhân khác.

- Các loại tia phóng xạ: Tia α, tia β, tia γ.

- Chu kì bán rã của chất phóng xạ là thời gian một nửa số hạt nhân hiện có bị biến đổi thành hạt nhân khác.

- Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ giảm theo thời gian và tuân theo quy luật hàm mũ:

N(t)=N0.2tT hay N(t)=N0.eλt

- Độ phóng xạ (hoạt độ phóng xạ) là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, ký hiệu H. Đơn vị Bq (Becquerel) hoặc Ci (Curie) 1Ci=3,7.1010Bq.
- Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ giảm theo thời gian theo quy luật hàm mũ:
H(t)=H02tT hay H(t)=H0eλt