Processing math: 100%

Trả lời câu hỏi 1 trang 247 - Bài 49 - SGK môn Vật lý lớp 12 nâng cao

Nêu ví dụ về hiện tượng phát quang. Phân biệt lân quang và huỳnh quang.

Lời giải:

Một số ví dụ về sự phát quang: Chất lỏng flourexein khi bị chiếu sáng bằng tia tử ngoại thì phát ra ánh sáng màu lục. Tinh thể kẽm Sunfua khi bị chiếu bởi tia tử ngoại, tia X thì phát ra ánh nhìn thấy.

Phân biệt lân quang và huỳnh quang:

- Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 108 giây); ánh sáng huỳnh quang tắt ngay khi tắt ánh sáng kích thích; các chất huỳnh quang thường là chất lỏng và chất khí.

- Lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (108 giây trở lên), chất lân quang thường là chất rắn.

GHI NHỚ:

- Sự phát quang là hiện tượng các chất khi hấp thụ năng lượng có khả năng phát ra bức xạ điện từ trong vùng ánh sáng nhìn thấy.

- Huỳnh quang là sự phát quang có thời gian phát quang ngắn (dưới 108 giây); ánh sáng huỳnh quang tắt ngay khi tắt ánh sáng kích thích; các chất huỳnh quang thường là chất lỏng và chất khí.

- Lân quang là sự phát quang có thời gian phát quang dài (108 giây trở lên), chất lân quang thường là chất rắn.

- Định luật Xtốc về sự phát quang:"Ánh sáng phát quang có sóng λ dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích λλ>λ.

Laze là một loại nguồn sáng mới phát ra chùm tia sáng song song, kết hợp, có tính đơn sắc cao và cường độ lớn.