Processing math: 100%

Giải bài 4 trang 157 – Bài 28– SGK môn Vật lý lớp 12 nâng cao

Trong một đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, hệ số tự cảm của cuộn dây là L=0,1H; tụ điện có điện dung  C=1μF  tần số của dòng điện là f=50Hz.
 
a) Hỏi dòng điện trong đoạn mạch sớm pha hay trễ pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch?
 
b) Cần phải thay một tụ điện nói trên bởi một tụ điện có điện dung C bằng bao nhiêu để đoạn mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện?
Lời giải:

Ta có: f=50(Hz)ω=2πf=100π(rad/s)

a) Ta có ZL=Lω=0,1.100π=10π(Ω)

ZC=1Cω=1106.100π=104π(Ω)

tanφ=ZLZCR=10π104πR=31,423,18.103R<0

φ<0i sớm pha so với điện áp u ở hai đầu đoạn mạch.

b) Để đoạn mạch xảy ra cộng hưởng điện thì cần phải thay tụ C nói trên bằng tụ C' sao cho ZC=ZL

 1Cω=10πC=110πω=110π.100π=1,01.104(F)

GHI CHÚ:

- Định luật Ôm cho đoạn mạch RLC nối tiếp: 

U=U2R+(ULUC)2

Z=R2+(ωL1ωC)2

I=UZ

- Độ lệch pha φ của điện áp so với cường độ dòng điện được xác định bởi:

tanφ=ωL1ωCR

- Điều kiện xảy ra cộng hưởng điện trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp:

ω=1LC

Bài 28: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Cộng hưởng điện
Giải bài tập SGK Vật lý 12 nâng cao
+ Mở rộng xem đầy đủ