Trả lời câu hỏi C2 trang 119 - Bài 19 - SGK môn Vật lý lớp 11

Một thanh nam châm M được giữ thăng bằng nằm ngang bằng một sợi dây thẳng đứng đi qua trọng tâm của nó (hình 19.1). Người quan sát cầm một thanh nam châm thứ hai, không được đụng vào thanh nam châm M. Hỏi phải đặt thanh nam châm thứ hai như thế nào để cực Bắc của thanh nam châm M:
a) Đi lên?
b) Đi xuống?
c) Chuyển động theo đường tròn trong mặt phẳng nằm ngang?
Lời giải:
a) Đặt cực bắc (N) của nam châm thứ hai ở phía dưới cực bắc của nam châm M (hay đặt cực nam (S) của nam châm thứ hai ở phía trên cực bắc của nam châm M như hình 19.2a)
 
b) Đặt cực bắc (N) của nam châm thứ hai ở phía trên cực bắc của nam châm M(hay đặt cực nam (S) của nam châm thứ hai ở phía dưới cực bắc của nam châm M như hình 19.2b)
 
c) Đặt nam châm thứ hai trong cùng mặt phẳng của nam châm M sao cho cực N của nam châm thứ hai ở gần nam châm M và dịch chuyển nam châm thứ hai xung quanh dây treo nam châm M, như hình 19.2c.

GHI NHỚ:

- Xung quanh một nam châm hay một dòng điện tồn tại một từ trường.

- Từ trường là một dạng vật chất, mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện lực từ tác dụng lên một nam châm hay một dòng điện đặt trong khoảng không gian có từ trường.

- Tại một điểm trong khoảng không gian có từ trường, hướng của từ trường là hướng Nam-Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

Bài 19: Từ trường
Giải bài tập SGK Vật lý 11
+ Mở rộng xem đầy đủ