Trả lời câu hỏi C1 trang 143 - Bài 23 - SGK môn Vật lý lớp 11

Hãy giải thích sự biến thiên từ thông qua mạch kín ( C ) trong từng thí nghiệm

Lời giải:

Do từ thông \(\Phi=B.S.\cos\alpha\)

- Thí nghiệm 1 (hình 23.3a SGK): khi đưa nam châm tiến lại gần mạch kín (C) thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua mạch kín (C) càng tăng (tức \(B\) tăng) nên từ thông qua mạch kín (C) càng tăng.

- Thí nghiệm 2 (hình 23.3b SGK): khi đưa nam châm dịch chuyển ra xa mạch kín (C) thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua mạch kín (C) giảm dần (tức \(B\) giảm) làm cho từ thông qua mạch kín (C) cũng giảm xuống.

- Thí nghiệm 3 (hình 23.3a,b SGK): nếu cho nam châm đứng yên và mạch kín (C) di chuyển lại gần nam châm thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua mạch kín (C) càng tăng (tức \(B\) tăng) nên từ thông qua mạch kín (C) càng tăng. Nếu nam châm đứng yên và dịch chuyển mạch kín (C) ra xa nam châm thì số lượng đường cảm ứng từ xuyên qua mạch kín (C) giảm dần (tức \(B\) giảm) làm cho từ thông qua mạch kín (C) cũng giảm xuống.

GHI NHỚ:

- Từ thông qua diện tích S đặt trong từ trường đều: \(\Phi=BS\cos\alpha\)

- Khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong (C) xuất hiện dòng điện cảm ứng.

- Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua (C). Nói riêng, khi từ thông qua (C) biến thiên do một chuyển động nào đó gây ra thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động đó.

Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ
Giải bài tập SGK Vật lý 11
+ Mở rộng xem đầy đủ