Trả lời câu hỏi 1 trang 17 – Bài 3 - SGK môn Vật lý lớp 11
Hãy chứng minh vectơ cường độ điện trường tại điểm M của một điện tích điểm Q có phương và chiều như trên hình 3.3.
Vecto cường độ điện trường được xác định theo công thức:
→E=→Fq
Giả sử tại M tồn tại một điện tích thử q > 0 (q dương), khi đó vecto cường độ điện trường →E sẽ cùng phương cùng chiều với vecto lực điện →F
Ở trường hợp a): Q và q tích điện cùng dấu nên chúng đẩy nhau. Lực Cu-lông tác dụng lên điện tích thử q tại điểm M có phương trùng với đường nối hai điện tích Q-q, chiều hướng ra xa Q. Do q dương (q>0) nên vecto cường độ điện trường →E cùng chiều với vecto lực →F nên cũng hướng ra xa Q.
Ở trường hợp b): Q và q tích điện trái dấu nên chúng hút nhau. Lực Cu-lông tác dụng lên điện tích thử q tại điểm M có phương trùng với đường nối hai điện tích Q-q, chiều hướng về phía Q. Do q dương (q>0) nên vecto cường độ điện trường →E cùng chiều với vecto lực →F nên cũng hướng về phía Q.
Ghi nhớ:
- Điện trường là một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác điện.
- Cường độ điện trường đặc trưng cho tác dụng lực cảu điện trường: E=Fq hay F=qE.
- Cường độ điện trường của một điện tích điểm trong chân không: E=k|Q|r2.
- Vectơ cường độ điện trường →E của điện trường tổng hợp: →E=→E1+→E2.
- Tiếp tuyến tại mỗi điểm của đường sức điện là giá trị của vecto →E tại đó.