Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải câu 6 trang 14 – Bài 2 – SGK môn Vật lý lớp 11

Đưa một quả cầu Q tích điện dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN( hình 2.4) .

                  

Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I trung điểm của MN?

A. Điện tích ở M và N không thay đổi
B. Điện tích ở M và N mất hết
C. Điện tích ở M còn, ở N mất
D. Điện tích ở M mất, ở N còn
Lời giải:

Khi đưa quả cầu Q tích điện dương lại gần thanh kim loại MN, các eletron tự do của thanh MN sẽ bị hút hết về phía đầu M của thanh, do đó đầu M sẽ nhiễm điện âm, ngược lại đầu N bị mất đi các electron tự do nên đầu N nhiễm điện âm

Ta thấy các điện tích tập trung ở 2 đầu MN của thanh, điểm I là trung điểm của thanh MN do đó hầu như không có điện tích, nên khi ta chạm tay vào điểm I sẽ không làm ảnh hưởng tới điện tích ở 2 đầu M và N

Đáp án A. Điện tích ở M và N không thay đổi

 

Ghi nhớ:

- Thuyết electorn là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật.

- Điện tích của electron là điện tích nguyên tố âm (e=1,6.1019C). Điện tích proton là điện tích nguyên tố dương (+e=1,6.1019C).

- Có thể giải thích các hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc và do ảnh hưởng ứng... bằng thuyết electron.

- Định luật bảo toàn điện tích: Tổng đại số của các điện tích của một hệ vật cô lập về điện là không thay đổi.