Giải bài 8* trang 138 - Bài 22 - SGK môn Vật lý lớp 11
Trong một từ trường đều có →B thẳng đứng, cho một dòng các ion bắt đầu đi vào từ điểm A và đi ra tại C sao cho AC là 12 đường tròn trong mặt phẳng ngang. Các ion có cùng điện tích, cùng vận tốc đầu. Cho biết khoảng cách AC đối với ion C2H5O+ là 22,5cm. Xác định khoảng cách AC đối với các ion C2H5OH+, C2H+5, OH+,CH2OH+, CH+3, CH+2.
Độ lớn của lực Lo-ren-xơ: f=|q0|.B.v
Lực Lo-ren-xơ cũng là lực hướng tâm nên: f=mv2R
⇒|q0|.B.v=mv2R⇒|q0|.B=mvR
Các ion có cùng điện tích nên lực Lo-ren-xơ tác dụng lên chúng giống nhau. Do đó:
m1v21R1=m2v22R2⇔m1v1R1.v1=m2v2R2.v2⇔|q0|.B.v1=|q0|.B.v2⇔v1=v2
Vậy vận tốc lúc ra khỏi từ trường của các ion giống nhau.
Gọi R=12.AC(đối với mỗi ion)
Ta có R=m.v|q0|.B⇒R=A.vNA.|q0|.B⇒RA=vNA.|q0|.B
⇒R1A1=R2A2=R3A3=…
- Với ion C2H5O+ : AC=2R1=22,5cm; A1=45
- Với ion C2H5OH+: A2=46
Ta có: 25−15⏟10R1A1=R2A2⇒R2=A2A1.R1
⇒AC=2R2=A2A1.2R1=4645.22,5≈23(cm)
Tương tự với ion C2H+5: A3=29
AC=2R3=A3A1.2R1=2945.22,5≈14,5(cm)
- Tương tự với ion: OH+: A4=17⇒AC=8,5cm
- Tương tự với ion: CH2OH+: A5=31⇒AC=15,5cm
- Tương tự với ion: CH+3: A6=15⇒AC=7,5cm
- Tương tự với ion: CH+2: A7=14⇒AC=7cm
GHI NHỚ:
- Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên một hạt điện tích q0 chuyển động trong một từ trường →B có phương vuông góc với →v và →B, có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái và só độ lớn: f=|q0|vBsinα
- Hạt điện tích q0, khối lượng m bay vào một từ trường đều →B với vận tốc ban đầu vuông góc với từ trường, có quỹ đạo là một đường tròn nằm trong mặt phẳng vuông góc với từ trường với bán kính: R=mv|q0|B