Giải bài 4 trang 78 – Bài 13 – SGK môn Vật lý lớp 11

Do đâu mà trong cặp nhiệt điện có suất điện động?

Lời giải:
Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
Do mật độ electron tự do ở mỗi kim loại khác nhau nên tại mối hàn sẽ tồn tại một hiệu điện thế.
Vì hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau , khi đó chuyển động nhiệt của các hạt tải điện ở hai đầu không giống nhau, làm cho hiệu điện thế giữa đầu nóng (tích điện dương) và đầu lạnh (tích điện âm) của từng dây khác nhau, khiến trong mạch có suất điện động \(\text{ℰ }\), gọi là suất nhiệt điện động và được tính theo công thức:
\(\text{ℰ }=\alpha_T\left(T_1-T_2\right)\)
Với \(\alpha_T\) là hệ số nhiệt điện động

GHI NHỚ: 

- Hạt tải điện trong kim loại là electron tự do. Mật độ của chúng rất cao nên kim loại dẫn điện tốt.

- Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của điện trường.

- Chuyển động nhiệt của mạng tinh thể cản trở chuyển động của hạt tải điện làm cho điện trở của kim loại phụ thuộc nhiệt độ. Đến gần 0K, điện trở của kim loại rất nhỏ.

- Vật liệu siêu dẫn có điện trở đột ngột giảm đến 0 khi nhiệt độ \(T\le T_c\).

Cặp nhiệt điện là hai dây dẫn kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau. Khi nhiệt độ hai mối hàn khác nhau, trong mạch có suất điện động nhiệt điện \(E=\alpha_T\left(T_1-T_2\right)\)

Bài 13: Dòng điện trong kim loại
Giải bài tập SGK Vật lý 11
+ Mở rộng xem đầy đủ