Trả lời câu hỏi C7 trang 21 – Bài 3 - SGK môn Vật lý lớp 10
Một xe đạp đang đi thẳng với vận tốc 3 m/s bỗng hãm phanh và đi chậm dần đều. Mỗi giây vận tốc giảm 0,1 m/s. Tính quãng đường mà xe đạp đi được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng hẳn.
Ta có:
vo=3(m/s)a=−0,1(m/s2)
Khi xe dừng lại : v=0
Thời gian kể từ lúc hãm phanh đến khi xe dừng hẳn là:
t=v−voa=0−3−0,1=30(s)
Quãng đường xe đi được từ lúc hãm phanh đến lúc dừng hẳn là:
S=vot+at22=3.30+−0,1.3022=45(m)
Ghi nhớ :
- Chuyển động thẳng nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tăng (giảm) đều theo thời gian.
- Vận tốc tức thời và gia tốc là các đại lượng vectơ.
- Đơn vị của gia tốc là m/s2
- Công thức tính vận tốc : v=v0+at.
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều : a cùng dấu với v0.
- Chuyển động thẳng chậm dần đều : a ngược dấu với v0.
- Gia tốc a của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
- Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều :
s=v0t+12at2
- Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều : x=x0+v0t+12at2
- Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được : v2−v20=2as