Processing math: 100%

Trả lời câu hỏi C3 trang 72 – Bài 12 - SGK môn Vật lý lớp 10

Các kết quả trong Bảng 12.1 có gợi ý cho ta một mối liên hệ nào không ? Nếu có thì hãy phát biểu mối liên hệ đó.

Bảng 12.1. Kết quả thu được từ một lần làm thí nghiệm
F=P (N)0,01,02,03,04,05,06,0
Độ dài l (mm)245285324366405446484
Độ dãn Δl (mm)04079121160201239
Lời giải:

Nhìn vào bảng 12.1 Ta có thể thấy: Khi cân bằng, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ dãn của nó:

    FΔl=const 

 

Ghi nhớ :

- Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xò hướng vào trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi hướng ra ngoài.

- Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo:

 Fdh=k|Δl| 

trong đó k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, có đơn vi là N/m, |Δl|=|ll0| là độ biến dạng (độ dãn hay nén) của lò xo.

- Đối với dây cao su, dây thép..., khi bị kéo lực đàn hồi được gọi là lực căng.

- Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.