Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Trả lời câu hỏi C1 trang 8 – Bài 1 - SGK môn Vật lý lớp 10

 Cho biết (một cách gần đúng):
- Đường kính của Mặt Trời : 1 400 000 km.
- Đường kính của Trái Đất : 12 000 km.
- Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời : 150 000 000 km.
a) Nếu vẽ đường đi của Trái Đất quanh Mặt Trời là một đường tròn, đường kính 15 cm thì hình vẽ Trái Đất và Mặt Trời sẽ là những đường tròn có đường kính bao nhiêu xentimet?
b) Có thể coi Trái Đất như một chất điểm trong hệ Mặt Trời được không ?
Lời giải:

 Ta có khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời: 150 000 000km vẽ thành 7,5cm

- 1 cm ứng với khoảng cách thật là :

          15.10127,5=2.1012cm

- Hình vẽ Trái Đất sẽ phải là đường tròn có đường kính:

         12.10102.1012=0,06cm

- Mặt trời sẽ phải vẽ là đường tròn có đường kính:

        14.10102.1012=0,07cm 

 

Ghi nhớ :

- Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

- Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là những chất điểm. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.

- Để xác định vị trí của một vật ta cần chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó để xác định các tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.

- Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian (hay gốc thời gian) và dùng một đồng hồ để đo thời gian.

- Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ.