Trả lời câu hỏi C1 trang 75 – Bài 13 - SGK môn Vật lý lớp 10
Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào độ lớn của áp lực, vào vật liệu: Bản chất và các điều kiện bề mặt.
Phương án thì nghiệm kiểm chứng:
+ Thay đổi diện tích tiếp xúc của khúc gỗ với mặt bàn, kéo chuyển động thẳng đều, lực kế cho biết (Flk=Fdh) độ lớn lực đàn hồi không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc…
+ Tăng áp lực bằng cách tăng khối lượng khúc gỗ: thấy Fdh ~ N.
+ Thay đổi tình trạng mặt tiếp xúc thấy Fdh phụ thuộc vào độ nhám, độ sạch, độ khô vào chất liệu…
Ghi nhớ :
* Lực ma sát trượt:
- Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt;
- Có hướng ngược với hướng của vận tốc;
- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực;
- Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.
- Công thức : Fmst=μtN
* Lực ma sát lăn:
- Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật với bề mặt mà vật lăn trên đó để cản trở chuyển động lăn;
- Rất nhỏ so với ma sát trượt.
* Lực ma sát nghỉ:
- Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi vật bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc;
- Có độ lớn cực đại; lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn ma sát trượt.