Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Trả lời câu hỏi C1 trang 71 – Bài 12 - SGK môn Vật lý lớp 10

Dùng hai tay kéo dãn một lò xo (Hình 12.1a):
a. Hai tay có chịu tác dụng của lò xo không ? Hãy nêu rõ điểm đặt, phương và chiều của các lực này.
b. Tại sao lò xo chỉ dãn đến một mức nào đó thì dừng lại ?
c. Khi thôi kéo, lực nào đã làm cho lò xo lấy lại chiều dài ban đầu?
Lời giải:

a, Hai tay tác dụng hai lực kéo dãn lò xo, Lực đàn hồi xuất hiện tác dụng lên hai tay, cùng phương và ngược chiều với hai lực kéo.

b, Lực đàn hồi tăng dần theo độ dãn của lò xo.  Khi lực đàn hồi đạt độ lớn bằng lực kéo thì lò xo ngừng dãn

c, Khi thôi kéo, lực đàn hồi của lò xo làm cho các vòng lò xo co lại gần nhau như lúc ban đầu. Lúc này lực đàn hồi mất.

 

Ghi nhớ :

- Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xò hướng vào trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi hướng ra ngoài.

- Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo:

 Fdh=k|Δl| 

trong đó k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, có đơn vi là N/m, |Δl|=|ll0| là độ biến dạng (độ dãn hay nén) của lò xo.

- Đối với dây cao su, dây thép..., khi bị kéo lực đàn hồi được gọi là lực căng.

- Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.