Giải bài 9 trang 214 – Bài 39 - SGK môn Vật lý lớp 10
Buổi sáng, nhiệt độ không khí là 23oC và có độ ẩm tỉ đối là 80%. Buổi trưa, nhiệt độ không khí là 30oC và độ ẩm tỉ đối là 60%. Hỏi vào buổi nào không khí chứa nhiều hơi nước hơn?
Buổi sáng: t1=23oC, tra bảng 39.1SGK ta có:
A1=20,60g/m3⇒a1=f1A1=80%.20,60=16,48(g/m3)
Buổi trưa t1=30oC, tra bảng 39.1 SGK ta có:
A2=30,29g/m3⇒a2=f2A2=60%.30,29=18,174(g/m3)
a2>a1. Vậy buổi trưa không khí chứa nhiều hơi nước hơn.
Ghi nhớ :
- Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1 m3 không khí. Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa, giá trị của nó tăng theo nhiệt độ. Đơn vị đo của các đại lượng này nếu là g/m3.
- Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:
f=aA.100%
hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:
f≈ppbh.100%
Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
- Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các loại ẩm kế.