Processing math: 100%

Giải bài 8 trang 173 – Bài 32 - SGK môn Vật lý lớp 10

Một nhiệt lượng kế bằng đồng thau khối lượng 128 g chứa 210 g nước ở nhiệt độ 84oC. Người ta thả một miếng kim loại khối lượng 192 g đã nung nóng tới 100oC vào nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 21,5oC.
Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của đồng thau là 0,128.103 J/(kg.K).

Lời giải:

Nhiệt lượng mà nước thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:
       Q1=m1c1Δt1
Nhiệt lượng mà bình nhôm thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:
       Q2=m2c2Δt2
Nhiệt lượng miếng sắt tỏa ra cho đến khi cân bằng nhiệt:
       Q3=m3c3Δt3
Ta có: Q1+Q2=Q3
(m1c1+m2c2)(t8,4)=m3c3(100t)(0,210.4,18.103+0,128.0,128.103)(21,58,4)=0,192.c3.(10021,5)c3=0,78.103J/kg.kQ1=m1c1Δt1
Vậy nhiệt dung riêng của chất làm miếng kim loại là 0,78.103 J/kg.K 

 

Ghi nhớ :

- Trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật: U=f(T,V). 

- Có thể làm thay đổi nội năng bằng các quá trình thực hiện công, truyền nhiệt.

- Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.

- Nhiệt lượng mà một lượng chất rắn hoặc chất lỏng thu vào hay tỏa ra khi thay đổi nhiệt độ được tính bằng công thức: Q=mcΔt.