Giải bài 7 trang 78 – Bài 13 - SGK môn Vật lý lớp 10

Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy quạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi quả bóng đi được một đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại?

A. 39 m ;        
B. 45 m
C. 51 m ;        
D. 57 m.

Lời giải:
Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của bóng
Khi bóng rời đầu gậy, nó chuyển động dưới tác dụng của ba lực:
   P,N,Fmst
Áp dụng định luật II Niu-tơn:
   ma=P+N+Fmst
Chiếu lên truc Oy ta được:
   N=P=mg
   Fmst=μ1N=μ1mg
Chiếu lên truc Ox ta được
    ma=Fmst
    a=μ1g=0,1.9,8=0,98(m/s2)
Quãng đường bóng đi được cho tới lúc dừng là:
   s=v202a=1002(0,98)51(m) 
 

Ghi nhớ :

* Lực ma sát trượt:

- Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt;

- Có hướng ngược với hướng của vận tốc;

- Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực;

- Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực gọi là hệ số ma sát trượt. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc và được dùng để tính lực ma sát trượt.

- Công thức : Fmst=μtN 

* Lực ma sát lăn:

- Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật với bề mặt mà vật lăn trên đó để cản trở chuyển động lăn;

- Rất nhỏ so với ma sát trượt.

* Lực ma sát nghỉ:

- Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật với bề mặt để giữ cho vật đứng yên trên bề mặt đó khi vật bị một lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc;

- Có độ lớn cực đại; lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn ma sát trượt.