Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải bài 6 trang 118 – Bài 22 - SGK môn Vật lý lớp 10

Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA=FB=1N  (Hình 22.6a)
a) Tính momen của ngẫu lực.
b) Thanh quay đi một góc α=30o . Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (Hình 22.6b). Tính momen của ngẫu lực.

Lời giải:

a,Momen của ngẫu lực là:

M=Fd=1.0,045=0,045(N.m)

b, Momen của ngẫu lực sau khi quay là:

M=F.d với 

d=AB=2OAcosαM=1.0,04532=0,039(N.m)

 

Ghi nhớ :

- Hệ hai lực song song, ngược chiều có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.

- Ngẫu lực tác dụng vào một vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến.

- Momen của ngẫu lực : M=Fd 

- Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.