Giải bài 1 trang 110 – Bài 20 - SGK môn Vật lý lớp 10

Thế nào là dạng cân bằng bền? không bền ? phiếm định?

Lời giải:

- Cân bằng bền: Trọng tâm của vật ở thấp hơn trục quay. Vật luôn có thể tự trở về trạng thái cân bằng ban đầu được.
- Cân bằng không bền: Trọng tâm của vật nằm cao hơn trục quay. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng thì không tự trở về trạng thái ban đầu được.
- Cân bằng phiếm định : Trục quay đi qua trọng tâm của vật. Vật cân bằng ở mọi vị trí.

 

Ghi nhớ :

- Có ba dạng cân bằng là cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định.

- Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng:

+ Kéo nó về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền ;

+ Kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền;

+ Giữ nó đứng yên ở vị trí mới thì đó là vị trí cân bằng phiếm định.

- Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế (hay trọng tâm "rơi" trên mặt chân đế).

- Muốn tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế thì hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế của vật.

Bài 20 : Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế
Giải bài tập SGK Vật lý 10
+ Mở rộng xem đầy đủ