Giải câu 1 trang 10 – Bài 1 - SGK môn Vật lý lớp 10 Nâng cao
Các câu nào dưới đây là sai ? Hãy giải thích tại sao.
a) Một vật là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn luôn có giá trị không đổi.
b) Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây vì Trái Đất quay quanh trục Bắc - Nam từ Tây sang Đông.
c) Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người trên đường thấy đầu van xe vẽ thành một đường tròn.
d) Đối với đầu mũi kim đồng hồ thì trục của nó là đứng yên.
đ) Tọa độ của một điểm trên trục Ox là khoảng cách từ gốc O đến điểm đó.
e) Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.
g) Giao thừa năm Bính Tuất là một thời điểm.
a) Sai.
Nếu chọn tâm quỹ đạo làm mốc thì vật chuyển động trên quỹ đạo tròn cũng luôn cách mốc một khoảng không đổi.
b) Đúng.
c) Sai. (Đường Xiclôít)
Tay cầm viên phấn cố định vào một điểm trên vành 1 cái nón là rồi cho nón là lăn không trượt dọc mép bảng dưới, phấn vẽ lên bảng đường Xiclôít giống quỹ đạo đầu van xe đạp.
d) Sai.
Đối với đầu kim thì trục chuyển động trên đường tròn tâm là đầu kim, cùng bán kính bằng chiều dài kim, ngược chiều quay của kim.
đ) Sai.
Tọa độ của điểm A trên trục Ox: x=¯OA ; khoảng cách OA là một số không âm.
e) Đúng.
g) Đúng.
Ghi nhớ :
- Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
- Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là những chất điểm. Chất điểm có khối lượng là khối lượng của vật.
- Để xác định vị trí của một vật ta cần chọn một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó để xác định các tọa độ của vật. Trong trường hợp đã biết rõ quỹ đạo thì chỉ cần chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo đó.
- Để xác định thời gian trong chuyển động ta cần chọn một mốc thời gian (hay gốc thời gian) và dùng một đồng hồ để đo thời gian.
- Hệ quy chiếu bao gồm vật làm mốc, hệ tọa độ, mốc thời gian và đồng hồ