Giải bài 5 trang 24 – Bài 4 - SGK môn Vật lý lớp 10 Nâng cao
Một người đi xe đạp trên một đường thẳng. Sau khi khởi hành 5 s, vận tốc của người đó là 2 m/s sau 5 s tiếp theo vận tốc 4 m/s, sau 5s tiếp theo vận tốc 6 m/s.
a) Có thể kết luận chuyển động của người đó là nhanh dần đều được không ? Tại sao ?
b) Tính gia tốc trung bình mỗi khoảng thời gian 5 s và gia tốc trung bình cả khoảng thời gian từ lúc khởi hành.
a) Không. Tuy cứ sau 5 s vận tốc tăng lên 1 lượng 2 m/s, tuy nhiên trong mỗi khoảng 5 s ấy có thể có lúc vận tốc giảm đi, có lúc tăng rất nhanh, do đó không thể kết luận chuyển động này là nhanh dần đều.
b) Gia tốc trung bình trong mỗi khoảng 5 s là như nhau :
atb=2−05=4−25=6−45=0,4(m/s2)
Gia tốc trung bình trong 15 s :
atb=615=0,4 (m/s2)
Ghi nhớ :
- Chuyển động thẳng nhanh (chậm) dần đều là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tăng (giảm) đều theo thời gian.
- Vận tốc tức thời và gia tốc là các đại lượng vectơ.
- Đơn vị của gia tốc là m/s2
- Công thức tính vận tốc : v=v0+at.
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều : a cùng dấu với v0.
- Chuyển động thẳng chậm dần đều : a ngược dấu với v0.
- Gia tốc a của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng không đổi.
- Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng biến đổi đều :
s=v0t+12at2
- Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng biến đổi đều : x=x0+v0t+12at2
- Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được : v2−v20=2as