Giải bài 4 trang 102 – Bài 22 - SGK môn Vật lý lớp 10 Nâng cao
Trong thí nghiệm ở Hình 22.4, nếu hệ số ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn là 0,25 và tốc độ góc của bàn là 3 rad/s thì có thể đặt vật ở vùng nào trên mặt bàn để nó không bị trượt đi ?
Khi vật không trượt trên mặt bàn quay ta có :
Fq=Fmsn≤FMmRω2≤μn.mgR≤μngω2=0,25.9,8132≈0,273 (m)
Vậy để vật không trượt, phải đặt vật trong phạm vi hình tròn có tâm là giao điểm của trục quay với bàn, bán kính là 0,273 m.
Ghi nhớ:
- Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
Công thức của lực hướng tâm : Fht=mv2r=mω2r
- Lực quán tính li tâm có cùng độ lớn với lực hướng tâm: Fq=mv2r=mω2r
- Trọng lực của một vật là hợp lực của lực hấp dẫn mà Trái Đất tác dụng lên vật và lực quán tính li tâm xuất hiện do sự quay của Trái Đất quanh trục của nó: →P=→Fhd+→Fq