Giải bài 3 trang 270 – Bài 55 - SGK môn Vật lý lớp 10 Nâng cao

Để xác định gần đúng nhiệt lượng phải cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi khi sôi (ở 1000C), một em học sinh đã làm thí nghiệm sau. Cho 1 l nước (coi là 1 kg nước) ở 100C vào ấm rồi đặt lên bếp điện để đun. Theo dõi thời gian đun, em học sinh đó ghi chép được các số liệu sau đây :

- Để đun nóng từ 100C đến 1000C cần 18 min.

-  Để cho 200 g nước trong ấm thành hơi khi đun sôi cần 23 min.

Từ thí nghiệm trên hãy tính nhiệt lượng cần phải cung cấp cho 1 kg nước hóa thành hơi ở nhiệt độ sôi 1000C.  Bỏ qua nhiệt dung của ấm, biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103 J/kg.K. 

Lời giải:

Nhiệt lượng bếp cấp cho 1 nước để nâng nhiệt độ từ 100C  đến 1000C là :

Q1=mcΔt1=1000.4,2.(10010)=37,8.104 J = 0,378.106 J

Công suất tỏa nhiệt của bếp là : 

P=Q1t1

Nhiệt lượng cần để hóa hơi 200 g nước sôi là : 

Q2=Pt2=Q1t1t2=0,483.106 (J)

Nhiệt lượng cần để hóa hơi 1 lít nước sôi là :

Q=5Q2=2,415.106 (J) 

 

Ghi nhớ :

Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc