Giải bài 1 trang 131 – Bài 28 - SGK môn Vật lý lớp 10 Nâng cao
Hãy xác định trọng tâm của một bản mỏng, đồng chất, hình chữ nhật, dài 12 cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một mẩu hình vuông có cạnh 3 cm (Hình 28.10).
Hình dung hình phẳng (cần phải xác định trọng tâm G) được ghép từ hai hình phẳng : Hình chữ nhật ABCK và hình vuông DEFK với :
SABCK=6.SDEFK⇒PABCK=6PDEFK hay P1=6P2⇔P1P2=6O2H=1,5 cm; O1H=4,5+1,5=6 (cm)O1O2=√O2H2+O1H2=√1,52+62=6,18 (cm)
Trọng lực →P của hình phẳng sẽ là hợp lực của hai lực song song cùng chiều : →P=→P1+→P2 nên trọng tâm G của hình nằm trên đoạn O1O2 sao cho :
GO2GO1=P1P2=6⇒GO2+GO1GO1=6+1⇔O1O2GO1=7⇒GO1=O1O27=6,187≈0,88 (cm)
Ghi nhớ:
- Hợp lực của hai lực →F1 và →F2 song song, cùng chiều, tác dụng vào một vật rắn, là một lực →F song song, cùng chiều với hai lực và có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực đó: →F=→F1+→F2
Giá của hợp lực →F nằm trong mặt phẳng của →F1, →F2 và chia khoảng cách giữa hai lực này thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực đó: F1F2=d2d1
- Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực →F1, →F2, →F3 song song là hợp lực là hợp lực của hai lực bất kì cân bằng với lực thứ ba:
→F1+→F2+→F3