Giải bài 38 trang 62 – SGK Toán lớp 9 tập 1

a) Vẽ đồ thị các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ:

\(y = 2x \) (1);                \(y = 0,5x \) (2);                    \(y = -x + 6 \) (3)

b) Gọi các giao điểm của đường thẳng có phương trình (3) với hai đường thẳng có phương trình (1) và (2) theo thứ tự là A và B. Tìm tọa độ của hai

điểm A và B.

c) Tính các góc của tam giác OAB.

Hướng dẫn câu c)

Tính OA, OB rồi chứng tỏ tam giác OAB là tam giác cân. Tính \(\widehat{AOB}=\widehat{AOx}-\widehat{BOx}\).

Lời giải:

a) Đồ thị của hàm số \(y=2x\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O(0;0)\) và \(A(2;4)\).

Đồ thị của hàm số \(y=0,5x\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O(0;0)\) và \(B(4;2)\)

Đồ thị của hàm số \(y=-x+6\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A(2;4)\) và \(B(4;2)\)

b) Theo đề bài A, B theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng (3) với các đường thẳng (1) và (2), nên ta có:

Hoành độ giao điểm của A là nghiệm của phương trình:

   \( - x + 6 = 2x \Rightarrow x = 2\\ \Rightarrow y = 4 \Rightarrow A(2; 4)\)

Hoành độ giao điểm của B là nghiệm của phương trình:

  \( - x + 6 = 0,5x \Rightarrow x = 4\\ \Rightarrow y = 2 \Rightarrow B(4; 2)\)

c) Xét tam giác vuông OAH, ta có:

\(\begin{align} & O{{A}^{2}}=O{{H}^{2}}+A{{H}^{2}}={{2}^{2}}+{{4}^{2}}=20 \\ & \Rightarrow OA=\sqrt{20} \\ \end{align}\)

Xét tam giác vuông OBD, ta có:

\(\begin{align} & O{{B}^{2}}=O{{D}^{2}}+B{{D}^{2}}={{4}^{2}}+{{2}^{2}}=20 \\ & \Rightarrow OB=\sqrt{20} \\ \end{align}\)

Suy ra \(OA=OB\). Vậy tam giác OAB cân tại O. Suy ra \(\widehat{OAB}=\widehat{OBA}\).

Đặt \(\widehat{AOx}=\alpha \). Ta có \(tg\alpha =2\Rightarrow \alpha ={{63}^{o}}26'\)

Đặt \(\widehat{BOx}=\beta \). Ta có \(tg\beta =0,5\Rightarrow \beta ={{26}^{o}}34'\)

Ta có \(\widehat{AOB}=\alpha -\beta ={{63}^{o}}26'-{{26}^{o}}34'={{36}^{o}}52'\)
         \(\widehat{OAB}=\widehat{OBA}=\dfrac{{{180}^{o}}-{{36}^{o}}52'}{2}={{71}^{o}}34'\)

Ghi nhớ. Gọi \(α\) là góc hợp bởi đường thẳng \(y = ax + b\) với tia Ox.

Nếu a > 0 thì \(tgα = a\)

Nếu a < 0 thì gọi \(α'\) là góc kề bù với α. Ta có: \(tgα'=-a \)

Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.