Giải bài 48 trang 93 – SGK Toán lớp 8 tập 1
Tứ giác ABCD có E,F,G,H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Lời giải:
Bài giải
Tứ giác EFGH là hình bình hành
- Cách 1:
EB=EA,FB=FC (giả thiết) nên EF là đường trung bình của ΔABC
Do đó EF//AC.
Tương tự HG là đường trung bình của ΔACD do đó HG//AC
Suy ra EF//HG(1)
Tương tự: EH//FG(2)
Từ (1) và (2) suy ra EFGH là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết 1).
- Cách 2:
EB=EA,FB=FC (giả thiết)
⇒EF là đường trung bình của ΔABC
⇒EF=12AC
Tương tự HG là đường trung bình của ΔACD
⇒HG=12AC
⇒EF=HG.
Lại có EF//HG (chứng minh trên)
Vậy EFGH là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết 3)
Ghi nhớ: Các dấu hiệu nhận biết hình bình hành:1. Tứ giac có các cạnh đối song song là hình bình hành.2. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.3. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.4. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Tham khảo lời giải các bài tập Luyện tập (trang 92-93) khác
Giải bài 46 trang 92 – SGK Toán lớp 8 tập 1 Các câu sau đúng hay...
Giải bài 47 trang 92 – SGK Toán lớp 8 tập 1 Cho hình 72. Trong...
Giải bài 48 trang 93 – SGK Toán lớp 8 tập 1 Tứ giác ABCD...
Giải bài 49 trang 93 – SGK Toán lớp 8 tập 1 Cho hình bình hành ABCD....
Mục lục Giải bài tập SGK Toán 8 theo chương
Chương 1: Phép nhân và phép chia đa thức - Đại số 8
Chương 1: Tứ giác - Hình học 8
Chương 2: Phân thức đại số - Đại số 8
Chương 2: Đa giác. Diện tích đa giác - Hình học 8
Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn - Đại số 8
Chương 3: Tam giác đồng dạng - Hình học 8
Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn - Đại số 8
Chương 4: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều - Hình học 8
+ Mở rộng xem đầy đủ