Giải bài 30 trang 114 – SGK Toán lớp 8 tập 2

Các hình a, b, c (h.111) gồm một hoặc nhiều lăng trụ đứng. Hãy tính thể tích và diện tích toàn phần của chúng theo các kích thước đã cho trên hình.

Lời giải:

+) Hình a là lăng trụ đứng có chiều cao là 3cm và đáy là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 6cm,8cm.

Suy ra cạnh huyền là 62+82=36+64=100=10(cm)

Diện tích đáy là: S=12.6.8=24(cm2)

Thể tích lặng trụ là: V=S.h=24.3=72(cm3)

Diện tích xung quanh lặng trụ là:

Sxq=2.p.h=(6+8+10).3=24.3=72(cm2)

Diện tích toàn phần lăng trụ là:

Stp=Sxq+2.Sđ=72+2.24=120(cm2)

+) Hình b là lăng trụ đứng ram giác có ba kích thước là 6cm,8cm,10cm, chiều cao lăng trụ là 3cm.

Vì 62+82=36+64=100=102

Nên đáy lăng trụ là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 6cm,8cm. Do đó, tương tự như bài toán ở hình a, ta thu được kết quả:

V=72cm3;Sxq=72cm2;Stq=120(cm2)

+) Hình c là hình gồm hai lăng trụ đứng: Hình lăng trụ một là hình hộp chữ nhật có các kích thước là 4cm,1cm,3cm, hình lăng trụ hai là hình hộp chữ nhật có các kích thước là 1cm,1cm,3cm.

Thể tích lăng trụ một là: V1=4.1.3=12(cm3)

Thể tích lăng trụ hai là: V2=1.1.3=3(cm3)

Thể tích lăng trụ đã cho là:

V=V1+V2=12+3=15(cm3)

Diện tích xung quanh của lăng trụ một là:

Sxq1=2.(3+1).4=32(cm2)

Diện tích một đáy của lăng trụ một là:

Sđ1=3.1=3(cm2)

Diện tích toàn phần của lăng trụ một là:

Stp1=Sxq1+2.Sđ1=32+2.3=38(cm2)

Diện tích xung quanh của lăng trụ hai là:

Sxq2=2.(1+3).1=8(cm2)

Diện tích một đáy của lăng trụ hai là:

Sđ2=3.1=3(cm2)

Diện tích toàn phần của lăng trụ hai là:

Stp2=Sxq2+2.Sđ2=8+2.3=14(cm2)

Diện tích toàn phần của lăng trụ cho bằng tổng diện tích toàn phần của lăng trụ 1 và 2 trừ đi 2 phần diện tích chung là hình chữ nhật với các kích thước 1cm,3cm. Do đó:

Stp=Stp1+Stp22.Shcn=38+142.3.1=46(cm2)

 

Ghi nhớ:
Thể tích của hình lăng trụ đứng bằng diện tích đáy nhân chiều cao.
Xem video bài giảng và làm thêm bài luyện tập về bài học này ở đây để học tốt hơn.