Loading [MathJax]/jax/output/HTML-CSS/fonts/TeX/fontdata.js

Giải bài 4 trang 44 – SGK môn Giải tích lớp 12

Bằng cách khảo sát hàm số, hãy tìm số nghiệm của các phương trình sau:

a) x33x2+5=0

b) 2x3+3x22=0

c) 2x2x4=1

Lời giải:

a) x33x2+5=0

Xét hàm số y=x33x2+5

* Tập xác định: D=R

* Sự biến thiên

+) Chiều biến thiên

y=3x26x;y=0[x=0x=2

Hàm số nghịch biến trên (0;2)

Hàm số đồng biến trên các khoảng (;0) và (2;+)

+) Cực trị

Hàm số đạt cực đại tại x=0;yCĐ=5.

Hàm số đạt cực tiểu tại x=2;yCT=1.

+) Giới hạn tại vô cực

lim

+Bảng biến thiên 

* Đồ thị

Số nghiệm của phương trình {{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+5=0 là số giao điểm của đồ thị hàm số y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+5 với trục hoành.
Từ đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số giao với trục hoành tại 1 điểm duy nhất.
Vậy phương trình đã cho có duy nhất một nghiệm.

b) -2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2=0

Xét hàm số y=-2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2

* Tập xác định: D=\mathbb{R}

* Sự biến thiên

+) Chiều biến thiên

y'=-6{{x}^{2}}+6x;\,y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=1 \\ \end{align} \right.

Hàm số đồng biến trên (0;\,1)

Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-\infty;\,0) và (1;\,+\infty)

+) Cực trị

Hàm số đạt cực đại tại x=1;\,y_{CĐ}=-1.

Hàm số đạt cực tiểu tại x=0;\,y_{CT}=-2.

+) Giới hạn tại vô cực

\lim\limits_{x\to -\infty }\,\left( -2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2 \right)=\lim\limits_{x\to -\infty }\,\left[ {{x}^{3}}\left( -2+\dfrac{3}{x}-\dfrac{2}{{{x}^{3}}} \right) \right]=+\infty \\ \lim\limits_{x\to +\infty }\,\left( -2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2 \right)=\lim\limits_{x\to +\infty }\,\left[ {{x}^{3}}\left( -2+\dfrac{3}{x}-\dfrac{2}{{{x}^{3}}} \right) \right]=-\infty

+Bảng biến thiên 

* Đồ thị

Số nghiệm của phương trình -2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2=0 là số giao điểm của đồ thị hàm số y=-2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2 với trục hoành.
Từ đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số giao với trục hoành tại 1 điểm duy nhất.
Vậy phương trình đã cho có duy nhất một nghiệm.

c) 2{{x}^{2}}-{{x}^{4}}=-1

Xét hàm số y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}

* Tập xác định: D=\mathbb{R}

* Sự biến thiên

+) Chiều biến thiên

y'=-4{{x}^{3}}+4x;\,y'=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=\pm 1 \\ \end{align} \right.

Hàm số nghịch biến trên các khoảng (-1;\,0)\,\text{và}\,(1;\,+\infty)

Hàm số đồng biến trên các khoảng (-\infty;\,-1) và (0;\,1)

+) Cực trị

Hàm số đạt cực đại tại x=\pm1;\,y_{CĐ}=1.

Hàm số đạt cực tiểu tại x=0;\,y_{CT}=0.

+) Giới hạn tại vô cực

\lim\limits_{x\to -\infty }\,\left(- {{x}^{4}}+2{{x}^{2}} \right)=\lim\limits_{x\to -\infty }\,\left[ {{x}^{4}}\left( -1+\dfrac{2}{{{x}^{2}}} \right) \right]=-\infty \\ \lim\limits_{x\to +\infty }\,\left( -{{x}^{4}}+2{{x}^{2}} \right)=\lim\limits_{x\to +\infty }\,\left[ {{x}^{4}}\left(- 1+\dfrac{2}{{{x}^{2}}} \right) \right]=-\infty

+Bảng biến thiên 

* Đồ thị

Số nghiệm của phương trình 2{{x}^{2}}-{{x}^{4}}=-1 là số giao điểm của đồ thị hàm số y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}} với đường thẳng y=-1.
Từ đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số giao với đường thẳng y=-1 tại 2 điểm.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm.
Chú ý: Số nghiệm của phương trình f(x)=0 là số giao điểm của đồ thị hàm số y=f(x) với trục hoành.
           Số nghiệm của phương trình f(x)=g(x) là số giao điểm của đồ thị hàm số y=f(x) và đồ thị hàm số y=g(x).