Giải bài 15, 16 trang 191 SGK giải tích nâng cao 12
15.a) Trong mặt phẳng phức, cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng theo thứ tự biểu diễn các số phức z1,z2,z3. Hỏi trọng tâm tam giác ABC biểu diễn số phức nào?
b) Xét ba điểm A, B, C của mặt phẳng phức theo thứ tự biểu diễn ba số phức phân biệt z1,z2,z3 thỏa mãn |z1|=|z2|=|z3|. Chứng minh rằng A, B, C là ba đỉnh của một tam giác đều khi và chỉ khi z1+z2+z3=0.
16. Đố vui. Trong mặt phẳng phức cho các điểm: O (gốc tọa độ), A biểu diễn số 1, B biểu diễn số phức z không thực, A' biểu diễn số phức z′≠0 và B' biểu diễn số phức zz′. Hai tam giác OAB, OA'B' có phải là hai tam giác đồng dạng không.
15. a) Trong mặt phẳng phức gốc O, G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi
→OG=13(→OA+→OB+→OC)
Mà →OA,→OB,→OC theo thứ tự biểu diễn các số phức z1,z2,z3.
Vậy G biểu diễn số phức 13(z1+z2+z3).
b) Vì |z1|=|z2|=|z3| nên ta có OA=OB=OC.
Suy ra O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Tam giác ABC đều thì G≡O hay z1+z2+z3=0
16. Gợi ý: Xét các tỉ số OA′OA,OB′OB,A′B′AB để suy ra tính đồng dạng của hai tam giác.
Do z không là số thực nên các điểm O, A, B theo thứ tự biểu diễn các số 0, 1, z.
Với z′≠0, xét các điểm A', B' theo thứ tự biểu diễn các số z′,zz′ thì ta có
OA′OA=|z′|1=|z′|OB′OB=|zz′||z|=|z′|A′B′AB=|zz′−z′||z−1|=|z′|
Vậy tam giác OA'B' đồng dạng với tam giác OAB (tỉ số đồng dạng bằng |z′|).