Giải bài 5 trang 76 – SGK môn Đại số và Giải tích 11
Xếp ngẫu nhiên ba bạn nam và ba bạn nữ ngồi vào sáu ghế kê theo hàng ngang. Tìm xác suất cho:
a. Nam, nữ ngồi xen kẽ nhau.
b. Ba bạn nam ngồi bên cạnh nhau.
Nhắc lại:
Ta gọi tỉ số: n(A)n(Ω) là xác suất của biến cố A, kí hiệu là P(A).
Trong đó, n(A) là số phần tử của A, n(Ω) là số phần tử của không gian mẫu.
Số cách xếp 6 bạn ngồi hàng ngang một cách tùy ý là một hoán vị của 6 phần tử nên số phân tử của không gian mẫu là:
n(Ω)=6!=720 (cách)
a. Gọi A là biến cố "Nam và nữ ngồi xen kẽ nhau"
Giả sử đánh số ghế từ 1 đến 6.
- TH1: Xếp các bạn Nam vào các vị trí lẻ thì có 3! cách xếp nam và các bạn nữ vào các vị trí chẵn thì có 3! cách xếp nữ, vậy có 3!3! cách xếp nam nữ ngồi xen kẽ nhau.
- TH2: Xếp các bạn Nam vào các vị trí chẵn thì có 3! cách xếp nam và các bạn nữ vào các vị trí lẻ thì có 3! cách xếp nữ, vậy có 3!3! cách xếp nam nữ ngồi xen kẽ nhau.
Vậy: n(A)=2.(3!)2=72
Xác suất để các bạn nữ ngồi xen kẽ là:
P(A)=n(A)n(Ω)=72720=110
b.Kí hiệu B là biến cố "Ba bạn nam ngồi cạnh nhau."
- Ba bạn nam ngồi cạnh nhau thì có 3! cách xếp là hoán vị của 3 bạn nam.
- Xem ba bạn nam là một phần tử thì có 4! cách xếp chung với ba bạn nữ.
Theo quy tắc nhân, ta có: 3!4!=144
Vậy P(B)=n(B)n(Ω)=144720=15=0,2