Giải bài 6 trang 140 – SGK môn Đại số lớp 10
Trên đường tròn lượng giác gốc A, xác định các điểm M khác nhau, biết rằng cung ↷AM có số đo tương ứng là (trong đó k là một số nguyên tùy ý)
a) kπ | b) kπ2 | c) kπ3 |
a)
Cung ↷AM có số đo là kπ (k∈Z) thì điểm M trùng A nếu k chẵn hoặc trùng A' nếu k lẻ.
b) Cung ↷AM số đo kπ2 (k∈Z) thì điểm M trùng:
+) A nếu k=4n(n∈Z)
+) B nếu k=4n+1
+) A' nếu k=4n+2
+) B' nếu k=4n+3
c)
Cung ↷AM có số đo kπ3 (k∈Z) thì điểm M:
+) trùng với A nếu k=6n(n∈Z);
+) trùng với M1 nếu k=6n+1;
+) trùng với M2 nếu k=6n+2;
+) trùng với A′ nếu k=6n+3;
+) trùng với M3 nếu k=6n+4;
+) trùng với M4 nếu k=6n+5.
Ghi nhớ:
- Cách biểu diễn cung lượng giác trên đường tròn lượng giác
Chọn điểm gốc A(1;0) làm điểm đầu của tất cả các cung lượng giác trên đường tròn lượng giác. Biểu diễn cung lượng giác có số đo α trên đường tròn lượng giác ta cần chọn điểm cuối M của cung này.
Điểm cuối M được xác định bởi hệ thức \text{sđ}\overset\frown{AM}=\alpha
- Trên đường tròn lượng giác, chiều dương là chiều ngược chiều kim đồng hồ.