Trả lời câu 2 trang 43 – Bài 11 – SGK môn Sinh học lớp 7
Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Lời giải:
Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi, ấu trùng này sống kí sinh trong ruột ốc, sinh sản ra ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh; rụng đuôi và kết kén.
- Trâu bò nước ta thường được chăn thả ngoài đồng ruộng, chúng ăn cỏ và uống nước ở các đầm, ao rồi lại phóng uế ngay trên đồng ruộng. Nơi này cũng chính là môi trường sống của ấu trùng sán lá gan.
- Ngoài ra, việc chăn nuôi trâu bò ở nước ta còn mang tính tự phát, chưa theo quy trình khoa học, do vậy cũng không chú ý đến việc tẩy giun sán và phòng bệnh. Vì vậy nguy cơ lây nhiễm sán ở trâu bò càng tăng cao.
Ghi chú
Sán lá gan có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh. Sống trong nội tạng trâu, bò nên mắt và lông bơi tiêu giảm; giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển. Vòng đời sán lá gan có đặc điểm: thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng thích nghi với kí sinh.
Giải các bài tập Bài 11: Sán lá gan khác
Câu hỏi trang 41 - Bài 11 - SGK môn Sinh học lớp 7 Hãy chọn cụm từ bình...
Câu hỏi trang 42 - Bài 11 - SGK môn Sinh học lớp 7 - Hãy cho biết...
Trả lời câu 1 trang 43 – Bài 11 – SGK môn Sinh học lớp 7 Cấu tạo sán lá gan...
Trả lời câu 2 trang 43 – Bài 11 – SGK môn Sinh học lớp 7 Vì sao trâu, bò nước ta...
Trả lời câu 3 trang 43 – Bài 11 – SGK môn Sinh học lớp 7 Hãy trình bày vòng đời...
Mục lục Giải bài tập SGK Sinh học 7 theo chương
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
Chương 2: Ngành ruột khoang
Chương 3: Các ngành Giun
Chương 4: Ngành thân mềm
Chương 5: Ngành chân khớp
Chương 6: Ngành động vật có xương sống
Chương 7: Sự tiến hóa của động vật
Chương 8: Động vật và đời sống con người
+ Mở rộng xem đầy đủ