Trả lời câu 1 trang 55 – Bài 15 – SGK môn Sinh học lớp 7
Cấu tạo ngoài giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
Lời giải:
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:
- Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
- Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).
- Khi tìm kiếm thức ăn, nếu gặp đất khô và cứng, giun tiết ra chất nhày làm mềm đất rồi nuốt đất vào miệng.
- Lớp da mỏng, da luôn ẩm để trao đổi khí qua da.
- Mắt tiêu giảm, thích nghi với đời sống chui rúc trong đất.
Ghi chú
Cơ thể giun đất đối xứng hai bên, phân đốt và có khoang cơ thể chính thức. Nhờ sự chun dãn cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun đất di chuyển được. Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hóa, hô hấp qua da, có hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch. Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi. Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non.
Giải các bài tập Bài 15: Giun đất khác
Câu hỏi trang 54 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 7 Em hãy đánh số ...
Câu hỏi trang 54 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 7 Hãy dựa vào hình 15.5,...
Câu hỏi trang 54 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 7 Dựa vào thông tin về...
Trả lời câu 1 trang 55 – Bài 15 – SGK môn Sinh học lớp 7 Cấu tạo ngoài giun...
Trả lời câu 2 trang 55 – Bài 15 – SGK môn Sinh học lớp 7 Cơ thể giun đất có...
Trả lời câu 3 trang 55 – Bài 15 – SGK môn Sinh học lớp 7 Lợi ích của giun đất...
Mục lục Giải bài tập SGK Sinh học 7 theo chương
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
Chương 2: Ngành ruột khoang
Chương 3: Các ngành Giun
Chương 4: Ngành thân mềm
Chương 5: Ngành chân khớp
Chương 6: Ngành động vật có xương sống
Chương 7: Sự tiến hóa của động vật
Chương 8: Động vật và đời sống con người
+ Mở rộng xem đầy đủ