Giải Câu hỏi trang 8 - Bài 1 - SGK môn Sinh học lớp 7

Ba môi trường lớn ở vùng nhiệt:
 
Hãy dựa vào các hình trên, điền tên động vật (*) mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau:
 
   - Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
 
   - Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?
 
   - Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?
Lời giải:
 Ba môi trường lớn ở vùng nhiệt:
 
              + Dưới nước có: cua, cá, mực, tôm, ngao, sò, ốc, hến,…
 
              + Trên cạn có: chó, gà, mèo, ếch, nhái, sư tử, hồ, ngựa, trâu,…
 
              + Trên không có: Chim hải âu, chim bồ câu, én, chim họa mi,…
 
  - Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước, màu giống màu môi trường, lớp mỡ dưới da dày, lông rậm
 
  - Động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực là vì: khí hậu ở đó nóng, ẩm, thuận lợi cho nhiều loài phát triển. Hơn nữa ở đó có điều kiện tự nhiên thuân lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn tài nguyên đa dạng,…
 
  - Có. Vì Việt Nam cũng là nước thuộc vùng nhiệt đới.

Ghi chú

Thế giới động vật xung quan chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngày vùng cực băng giá quanh năm.

 

Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
Giải bài tập SGK Sinh học 7
+ Mở rộng xem đầy đủ