Trả lời câu 1 trang 70 - Bài 21- SGK môn Sinh học lớp 6
Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng ?
Lời giải:
+ Lấy một chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối 2 ngày.
+ Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt.
+ Đặt chậu cây đó ngoài sáng (nơi có nắng gắt) từ 4- 6.
+ Ngắt chiếc lá, bỏ băng giấy đen và cho vào cồn 90o đun sôi cách thủy để tẩy hết chất diệp lục ở lá.
+ Rửa sạch lá trong cốc nước ấm, bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột (dung dịch iốt loãng).
Kết quả: dựa vào phản ứng màu của tinh bột với I-ôt (tạo hợp chất có màu tím than). Chỗ lá cây không bịt giấy đen có màu tím than, chỗ bịt giấy đen (không thu nhận ánh sáng) không có tinh bột nên không bị biến màu, nghĩa là lá cây chỉ chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
Ghi nhớ:
Bằng thí nghiệm ta có thể xác định được:
- Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
- Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí oxy ra môi trường ngoài.
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục, sử dụng nước, khí cabonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxy.
Từ tinh bột cùng với muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được các chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.
Giải các bài tập Bài 21: Quang hợp khác
Câu hỏi trang 69 - Bài 21 - SGK môn Sinh học lớp 6 Thảo luận: - Việc...
Câu hỏi trang 70 - Bài 21 - SGK môn Sinh học lớp 6 Thảo luận: - Cành rong...
Trả lời câu 1 trang 70 - Bài 21- SGK môn Sinh học lớp 6 Làm thế nào để biết...
Trả lời câu 2 trang 70 - Bài 21- SGK môn Sinh học lớp 6 Tại sao khi nuôi cá...
Trả lời câu 3 trang 70 - Bài 21- SGK môn Sinh học lớp 6 Vì sao phải trồng cây...
Mục lục Giải bài tập SGK Sinh học 6 theo chương
Mở đầu sinh học
Đại cương về giới Thực vật
Chương 1: Tế bào thực vật
Chương 2: Rễ
Chương 3: Thân
Chương 4: Lá
Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng
Chương 6: Hoa và sinh sản hữu tính
Chương 7: Quả và hạt
Chương 8: Các nhóm thực vật
Chương 9: Vai trò của thực vật
Chương 10: Vi khuẩn - nấm - địa y
+ Mở rộng xem đầy đủ