Trả lời câu hỏi trang 87 - Bài 26 - SGK môn Sinh học lớp 6

Quan sát các H.26.1, H.26.2, H.26.3, H.26.4 (SGK Sinh học 6 trang 87) trao đổi trong nhóm về các câu hỏi và tìm những thông tin để điền vào bảng (SGK Sinh học 6 trang 88).
 
- Cây rau má khi bò trên đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì?
 
Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành những cây mới không? Vì sao?
 
- Củ gừng để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới không? Vì sao?
 
- Củ khoai lang để ở nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới không? Vì sao?
 
- Lá thuốc bỏng rơi xuống nơi ẩm có thể tạo thành những cây mới không? Vì sao?
Lời giải:
- Cây rau má trên đất ẩm ở mỗi mấu thân sẽ ra rễ, mỗi mấu thân có thể phát triển thành cây mới vì cây đầy đủ các bộ phận rễ, thân, lá.
 
- Củ gừng để nơi đất ẩm có thể thành cây mới, vì tại các mấu thân ra rễ và nảy mầm.
 
- Khoai lang để nơi ẩm cũng ra rễ và nảy mầm nên có thể tạo thành những cây mới.
 
- Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất, ra rễ và nảy mầm nên cũng có thể tạo thành cây mới.
 

STT

Tên cây

Sự tạo thành cây mới

Mọc từ phần nào của cây

Phần đó thuộc loại cơ quan nào

Trong điều kiện nào

1

Rau má

Thân bò

Cơ quan sinh dưỡng

Nơi đất ẩm

2

Gừng

Thân rễ

Cơ quan sinh dưỡng

Nơi ẩm ướt

3

Khoai lang

Rễ củ

Cơ quan sinh dưỡng

Nơi ẩm ướt

4

Lá thuốc bỏng

Cơ quan sinh dưỡng

Nơi ẩm ướt



 

Ghi nhớ:

Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ( rễ, thân, lá).

Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,...

Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Giải bài tập SGK Sinh học 6
+ Mở rộng xem đầy đủ