Trả lời câu hỏi trang 58 - Bài 18 - SGK môn Sinh học lớp 6

 - Quan sát củ dong ta, củ gừng. Tìm những đặc điểm giống nhau giữa chúng?
 
- Quan sát kĩ củ su hào và củ khoai tây. Ghi lại những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa chúng.
 
- Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ đối với cây?
 
- Kể tên một số cây thuộc thân củ và công dụng của chúng?
 
- Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ đối với cây?
 
- Kể tên một số cây thuộc loại thân rễ và nêu công dụng, tác hại của chúng?
 
- Lấy que nhọn chọc vào thân cây xương rồng 3 cạnh. Nhận xét?
 
- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì ?
 
- Kể tên một số cây mọng nước mà em biết?
Lời giải:
- Củ dong ta và củ gừng giống nhau: đều phình to chữa chất dinh dưỡng, chúng đều có lá, chồi ngọn, chồi nách.
 
- Củ khoai tây và củ su hào giống nhau đều to, tròn. Khác nhau củ khoa tây mọc dưới mặt đất, củ su hào mọc trên mặt đất.
 
- Thân củ có đặc điểm: Thân phình to, nằm trên mặt đất, chứa chất din dưỡng dự trữ khi cây ra hoa, tạo quả.
 
- VD thân củ: khoai tây, su hào dùng làm thức ăn cho con người.
 
- Thân rễ : Thân phình to , có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
 
- Cây thân rễ như củ nghệ, gừng, dong ta công dụng làm thực phẩm cho con người.
 
- Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng sẽ thấy nước chảy ra.
 
- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng dự trữ nước cho cơ thể.
 
- VD cây mọng nước: Nha đam, cây thuốc bỏng.

 

Ghi nhớ:

Một số loại thân biến dạng làm các chức năng khác của cây như: thân củ, thân rễ chứa các chất dự trữ, thân mọng nước dự trứ nước, thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn.

Bài 18: Biến dạng của thân
Giải bài tập SGK Sinh học 6
+ Mở rộng xem đầy đủ