Trả lời câu 4 trang 67 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 12
Người ta lai một con ruồi cái mắt nâu và cánh ngắn, lấy từ dòng thuần chủng với một con ruồi đực thuần chủng có mắt đỏ, cánh dài. Đời F1 có các kiểu hình như sau: toàn bộ ruồi cái có mắt đỏ, cánh dài còn toàn bộ ruồi đực có mắt đỏ nhưng cánh ngắn.
Cho các con ruồi đực và cái F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình cả ở hai giới như sau:
- 3/8 mắt đỏ, cánh dài.
- 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn.
- 1/8 mắt nâu, cánh dài.
- 1/8 mắt nâu, cánh ngắn.
Từ kết quả lai trên hãy xác định kiểu gen của ruồi bố, mẹ, F1 và các con ruồi F2.
Biết rằng mỗi tính trạng được quy định bởi một gen.
Lời giải:
Quy ước gen:
A: Mắt đỏ a: Mắt nâu
D: Cánh dài d: Cánh ngắn
Theo đề ra, tính trạng mắt đỏ được truyền từ P (con đực) xuống F1 (cả cái và đực). Như vậy, tính trạng màu mắt do gen nằm trên NST thường quy định. Còn tính trạng độ dài cánh được truyền từ P xuống F1 phân hoá theo giới: ruồi cái cánh dài, ruồi đực cánh ngắn.
→ Tính trạng độ dài cánh do gen nằm trên NST giới tính X quy định.
Quy ước: Mắt đỏ (A) thì mắt nâu là (a). Vì mắt đỏ biểu hiện ở F1 nên là trội. Cánh dài (D) thì cánh ngắn là (d). Tất cả con cái đều có cánh dài, nhận gen trội XD từ bố.
Từ đó ta có sơ đồ lai:
Kiểu hình:
6/16 mắt đỏ, cánh dài; 6/16 mắt đỏ, cánh ngắn; 2/16 mắt nâu, cánh dài; 2/16 mắt đỏ, cánh ngắn.
Giải các bài tập Bài 15 - Bài tập ôn tập chương 2 khác
Trả lời câu 1 trang 66 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 12-1 Bệnh phêninkêtô niệu...
Trả lời câu 2 trang 66 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 12 Trong phép lai giữa hai...
Trả lời câu 3 trang 66 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 12 Bệnh mù màu đỏ và...
Trả lời câu 4 trang 67 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 12 Người ta lai một con...
Trả lời câu 5 trang 67 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 12 Nếu có hai dòng ruồi...
Trả lời câu 6 trang 67 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 12 Lai hai dòng thuần chủng...
Trả lời câu 7 trang 67 - Bài 15 - SGK môn Sinh học lớp 12 Đối với các loài sinh...
Mục lục Giải bài tập SGK Sinh học 12 theo chương
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị - Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá - Phần 6: Tiến hoá
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật - Phần 7: Sinh thái học
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Phần 5: Di truyền học
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất - Phần 6: Tiến hoá
Chương 2: Quần xã sinh vật - Phần 7: Sinh thái học
Chương 3: Di truyền học quần thể - Phần 5: Di truyền học
Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Phần 7: Sinh thái học
Chương 4: Ứng dụng di truyền học - Phần 5: Di truyền học
Chương 5: Di truyền học người - Phần 5: Di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ