Trả lời câu 4 trang 122 - Bài 27 - SGK môn Sinh học lớp 12

Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác, người ta còn gọi đó là các đặc điểm "bắt chước". Ví dụ, một số loài côn trùng không có chất độc lại có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chứa chất độc. Đặc điểm bắt chước đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với loài côn trùng không có chất độc tự vệ?

Lời giải:

   Đặc điểm "bắt chước" có màu sặc sỡ của một số loài côn trùng không có chất độc là đặc điểm thích nghi, có ý nghĩa báo hiệu làm kẻ thù nhầm tưởng chúng là những loài côn trùng có chất độc tự vệ mà xa lánh, giúp chúng sống sót tốt hơn.

Ghi nhớ:

CLTN đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.

Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài cũng như phụ thuộc vào áp lực CLTN.

Các đặc điểm thịc nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.

Bài 27: Qúa trình hình thành quần thể thích nghi
Giải bài tập SGK Sinh học 12
+ Mở rộng xem đầy đủ