Trả lời câu 3 trang 78 - Bài 18 - SGK môn Sinh học lớp 12
Nêu phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai.
Lời giải:
- Để tạo ra con lai có ưu thế lai cao người ta thường phải tạo ra nhiều dòng thuần khác nhau rồi lai từng cặp dòng thuần với nhau để dò tìm tổ hợp lai cho ưu thế lai. Công việc lai giống để tìm tổ hợp lai rất tốn thời gian và công sức.
- Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo. Vì vậy, người ta không dùng con lai để làm giống. Các nhà tạo giống thường tạo con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế (thương phẩm).
Ghi nhớ:
Để có thể chọn lọc được các giống vật nuôi, cây trồng theo ý muốn, nhà chọn giống cần tạo ra các biến dị di truyền (đột biến, biến dị tổ hợp, AND tái tổ hợp) trong quần thể.
Phương pháp tạo giống vật nuôi, cây trồng kinh điển chủ yếu dựa vào việc lai tạo để tạo ra nguồn biến dị tổ hợp và qua đó chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn.
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, khả năng chống chịu cao hơn các dạng bố mẹ. Tạo giống lai cho ưu thế lai cao chủ yếu thông qua việc lai các dòng thuần.
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 và giảm dần ở các thế hệ sau.
Giải các bài tập Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp khác
Câu hỏi trang 77 - Bài 18 - SGK môn Sinh học lớp 12 Hãy kể thêm các thành...
Trả lời câu 1 trang 78 - Bài 18 - SGK môn Sinh học lớp 12 Nguồn biến dị di...
Trả lời câu 2 trang 78 - Bài 18 - SGK môn Sinh học lớp 12 Thế nào là ưu thế lai?
Trả lời câu 3 trang 78 - Bài 18 - SGK môn Sinh học lớp 12 Nêu phương pháp tạo...
Trả lời câu 4 trang 78 - Bài 18 - SGK môn Sinh học lớp 12 Tại sao ưu thế lai cao...
Trả lời câu 5 trang 78 - Bài 18 - SGK môn Sinh học lớp 12 Câu nào dưới đây...
Mục lục Giải bài tập SGK Sinh học 12 theo chương
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị - Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá - Phần 6: Tiến hoá
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật - Phần 7: Sinh thái học
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Phần 5: Di truyền học
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất - Phần 6: Tiến hoá
Chương 2: Quần xã sinh vật - Phần 7: Sinh thái học
Chương 3: Di truyền học quần thể - Phần 5: Di truyền học
Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Phần 7: Sinh thái học
Chương 4: Ứng dụng di truyền học - Phần 5: Di truyền học
Chương 5: Di truyền học người - Phần 5: Di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ