Trả lời câu 2 trang 30 - Bài 6 - SGK môn Sinh học lớp 12
Phân biệt tự đa bội và dị đa bội. Thế nào là thể song nhị bội?
Lời giải:
- Phân biệt tự đa bội và dị đa bội:
+ Đột biến tự đa bội là dạng đột biến làm tăng bộ NST đơn bội của một loài và lớn hơn 2n. Cơ thể sinh vật mang bộ NST bất thường như 3n, 4n, 5n, 6n, 7n, 8n….
+ Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của hai loại khác nhau trong một tế bào. Loại đột biến này chỉ được phát sinh ở các con lai khác loài. Nếu ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị tứ bội.
- Thể song nhị bội: Hiện tượng ở con lai xảy ra đột biến đa bội làm tăng gấp đôi số lượng cả 2 bộ NST của hai loài khác nhau thì sẽ tạo ra thể dị tứ bội (còn được gọi là thể song nhị bội).
Ghi nhớ:
Sự thay đổi số lượng NST chỉ liên quan tới một số cặp NST được gọi là hiện tượng lệch bội; còn sự thay đổi dẫn đến làm tăng một số nguyên lần số bộ NST đơn bội và nhiều hơn 2n là hiện tượng đa bội.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lệch bội và đa bội là do rối loạn quá trình phân li của các NST trong quá trình phân bào.
Đột biến đa bội đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa cũng như trong việc tạo giống mới.
Hiện tượng đa bội phổ biến ở thực vật hơn là ở động vật.
Giải các bài tập Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể khác
Câu hỏi trang 30 - Bài 6 - SGK môn Sinh học lớp 12 Tại sao đột biến...
Trả lời câu 1 trang 30 - Bài 6 - SGK môn Sinh học lớp 12 Nêu các dạng đột...
Trả lời câu 2 trang 30 - Bài 6 - SGK môn Sinh học lớp 12 Phân biệt tự đa bội...
Trả lời câu 3 trang 30 - Bài 6 - SGK môn Sinh học lớp 12 Nêu một vài ví dụ về...
Trả lời câu 4 trang 30 - Bài 6 - SGK môn Sinh học lớp 12 Nêu các đặc điểm...
Trả lời câu 5 trang 30 - Bài 6 - SGK môn Sinh học lớp 12 Hãy chọn phương án...
Mục lục Giải bài tập SGK Sinh học 12 theo chương
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị - Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá - Phần 6: Tiến hoá
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật - Phần 7: Sinh thái học
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Phần 5: Di truyền học
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất - Phần 6: Tiến hoá
Chương 2: Quần xã sinh vật - Phần 7: Sinh thái học
Chương 3: Di truyền học quần thể - Phần 5: Di truyền học
Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Phần 7: Sinh thái học
Chương 4: Ứng dụng di truyền học - Phần 5: Di truyền học
Chương 5: Di truyền học người - Phần 5: Di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ