Trả lời câu 1 trang 112 - Bài 25 - SGK môn Sinh học lớp 12
Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.
Lời giải:
- Lamac là một trong số những người đầu tiên thừa nhận các loài có biến đổi do môi trường chứ không phái là bất biến như nhiều người trước đó từng quan niệm.
- Các luận điểm chính của học thuyết Lamac:
+ Sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống là nguyên nhân phát sinh các loài mới từ một tổ tiên ban đầu.
+ Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.
+ Những đặc điểm thích nghi hình thành do sự tương tác của sinh vật với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền cho các thế hệ sau.
Ghi nhớ:
Lamac đã thấy được các loài bị biến đổi dưới tác động của môi trường nhưng cơ chế mà Lamac đưa ra để giải thích cho những biến đổi đó lại không có cơ sở khoa học.
Đacuyn đã đưa ra được cơ chế tiến hóa chính là CLTN, qua đó giải thích được sự thống nhất trong đa dạng của sinh giới. Các loài giống nhau là do được phát sinh từ 1 nguồn gốc chung.
CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Đối tượng của CLTN là các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có đặc điểm thích nghi với môi trường.
Giải các bài tập Bài 25: Học thuyết Lanmac và học thuyết Đacuyn khác
Câu hỏi trang 109 - Bài 25 - SGK môn Sinh học lớp 12 Hãy chỉ ra những hạn...
Trả lời câu 1 trang 112 - Bài 25 - SGK môn Sinh học lớp 12 Hãy trình bày các luận...
Trả lời câu 2 trang 112 - Bài 25 - SGK môn Sinh học lớp 12 Hãy trình bày nội dung...
Trả lời câu 3 trang 112 - Bài 25 - SGK môn Sinh học lớp 12 Nêu những khác biệt...
Trả lời câu 4 trang 112 - Bài 25 - SGK môn Sinh học lớp 12 Trình bày sự khác biệt...
Trả lời câu 5 trang 112 - Bài 25 - SGK môn Sinh học lớp 12 Câu nào trong số các...
Mục lục Giải bài tập SGK Sinh học 12 theo chương
Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị - Phần 5: Di truyền học
Chương 1: Bằng chứng và cơ chế tiến hoá - Phần 6: Tiến hoá
Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật - Phần 7: Sinh thái học
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền - Phần 5: Di truyền học
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất - Phần 6: Tiến hoá
Chương 2: Quần xã sinh vật - Phần 7: Sinh thái học
Chương 3: Di truyền học quần thể - Phần 5: Di truyền học
Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Phần 7: Sinh thái học
Chương 4: Ứng dụng di truyền học - Phần 5: Di truyền học
Chương 5: Di truyền học người - Phần 5: Di truyền học
+ Mở rộng xem đầy đủ