Giải Câu hỏi trang 84 - Bài 19 - SGK môn Sinh học lớp 11

Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống)

Lời giải:

Mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành:

+ Ở động mạch chủ: huyết áp tâm thu là 140 mmHg, huyết áp tâm trương là 120 mmHg. 

+ Ở động mạch lớn: huyết áp tâm thu là 125 mmHg, huyết áp tâm trương là 110 mmHg.

+ Ở tiểu động mạch: huyết áp tâm thu là 60 mmHg, huyết áp tâm trương là 40 mmHg.

+ Ở mao mạch: huyết áp tâm thu là 40 mmHg, huyết áp tâm trương là 20 mmHg.

+ Ở tiêu mao mạch: huyết áp tâm thu là 15 mmHg, huyết áp tâm trương là 10 mmHg.

+ Ở tĩnh mạch chủ: huyết áp bằng 0.

Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp: huyết áp giảm dần từ động mạch đến tĩnh mạch.
Càng xa tim thì huyết áp càng giảm, do lực đẩy của tim và lực ma sát của máu giảm
 
Ghi nhớ

- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.

- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.