Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 64- Bài 9 - SGK môn Lịch sử lớp 12

Hãy nêu và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Lời giải:
Những sự kiện chứng tỏ xu hướng hòa hoãn giữa hai phe-TBCN và XHCN:
 
Mâu thuẫn Đông-Tây và Cuộc chiến tranh lạnh đã gây hậu quả nặng nề cho cả Mĩ và Liên Xô, cho cả hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Không thể kéo dài mãi tình trạng đó. Từ đầu thập kỉ 70, trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện xu thế hòa hoãn, chuyển từ căng thẳng đối đầu sang hòa dịu đối thoại.
 
-Trước hết là quan hệ giữa hai nước Đức. Ngày 9-11-1972, CHDC Đức và CHLB Đức đã kí kết hiệp ước công nhận lẫn nhau, thừa nhận đường biên giới sau chiến tranh, thiết lập quan hệ láng giền thân thiện.
 
-Cũng trong năm 1972, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đã kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM), sau đó là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (gọi tắt là SALT-1), đưa tới sự cân bằng Xô-Mĩ về lực lượng quân sự nói chung và vũ khí hạt nhân nói riêng.
 
-Trải qua cuộc đàm phán nhiều ngày, tháng 8-1975, 33 nước ở châu Âu (cả Đông và Tây Âu) cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki về an ninh, hợp tác châu Âu. Tình hình châu Âu giảm bớt căng thẳng rõ rệt.
 
-Từ nửa sau những năm 80, hai nước Xô-Mĩ đã tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao (M. Goocbachốp-Rigân, M. Goocbachốp- Busơ (cha)), kí kết các hiệp ước về kinh tế, khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung (1987), cắt giảm vũ khí chiến lược (1991).
 
-Cuối tháng 12-1989, tại cuộc gặp cấp cao không chính thức trên đảo Manta, hai nước Xô-Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh kéo dài hơn 40 năm.
Sở dĩ hai siêu cường Xô-Mĩ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh vì:
    + Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả hai nước quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” của họ trên nhiều mặt so với các quốc gia khác.
    +Sự vươn lên mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản và Tây Âu ... đã gây ra nhiều khó khăn và thách thức to lớn. Các nước này đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này ngày càng lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng.
 
Do vậy hai cường quốc Xô-Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế “đối đầu” để ổn định và củng cố vị thế của mình.
Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.
Mục lục Giải bài tập SGK Lịch sử 12 theo chương Chương 1: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 2: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 3: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 4: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 5: Quan hệ quốc tế (1945 - 2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 5: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 6: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
+ Mở rộng xem đầy đủ