Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 131- Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12
Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?
Lời giải:
* Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:
+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).
+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).
* Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
+ Kháng chiến toàn dân: xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.
+ Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế…nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”. tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.
+ Kháng chiến lâu dài: so sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.
+ Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù ta rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào.
Ghi nhớ: Đường lối kháng chiến thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân, mang tính chất chính nghĩa nên được nhân dân ủng hộ. Là ngọn cờ đoàn kết, động viên toàn dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Giải các bài tập Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) khác
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 131- Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Vì sao cuộc kháng chiến...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 131- Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Phân tích nội...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 133- Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Cuộc chiến đấu của...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 133- Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Ta đã làm gì để...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 135- Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Chiến dịch Việt Bắc...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 135- Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Cuộc kháng chiến toàn...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 138- Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Chiến dịch Biên giới...
Trả lời câu 1 trang 138 - Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Phân tích tính chất...
Trả lời câu 2 trang 138 - Bài 18 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Nêu từ 5 đến 7 sự...
Mục lục Giải bài tập SGK Lịch sử 12 theo chương
Chương 1: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 2: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 3: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 4: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 5: Quan hệ quốc tế (1945 - 2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 5: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 6: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
+ Mở rộng xem đầy đủ