Trả lời câu 3 trang 120 - Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12

Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám ở địa phương em.

Lời giải:
*Bối cảnh lịch sử:
      + Tháng 3.1943, thực hiện nghị quyết của Trung ương yêu cầu các địa phương phải dặt mình trong tình thế khẩn cấp, Tỉnh ủy Hưng Yên đề ra các nhiệm vụ công tác cụ thể: đẩy mạnh hoạt động, ra báo “Bãi Sậy” lưu truyền rộng rãi trong tỉnh.
     + Tháng 10.1943, địch tăng cường đàn áp, lùng bắt Trần Đăng Ninh và Hoàng Quốc Việt nhưng phong trào vẫn tiếp tục lên cao.
     + Đầu năm 1944, Cứu ủy Liên tỉnh B cử đồng chí Bang về chỉ đạo phong trào ở Hưng Yên. Theo chủ trương chung, các chi bộ Đảng ở Hưng Yên phải đưa người vào tổ chức của địch để tranh thủ quần chúng, đặc biệt là thanh niên, hình thành khu an toàn Bãi Sậy, tạo chỗ đứng vững cho phong trào và tạo điều kiện cho cán bộ hoạt động bí mật. Việt Minh ở Bãi Sậy cài được người vào binh lính ở đồn Bần. Quần chúng nhân dân tham gia Việt Minh ngày càng đông đảo. Đến tháng 3.1945, hơn 100 thôn trong toàn tỉnh có cơ sở Việt Minh với hơn 2000 hội viên. Quần chúng được tổ chức lại và được hướng dẫn, rèn luyện phương pháp hoạt động. Từ đây, một lực lượng chính trị lớn đã hình thành.
    + Cùng với lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang (các đội tự vệ) cũng được tạo dựng, rèn luyện, góp phần tạo nên một phong trào quần chúng đấu tranh mạnh mẽ và rộng khắp.
   + Giữa năm 1945, tình hình ở Hưng Yên có những thay đổi. Tuần phủ Trần Hữu Vị khét tiếng gian ác được chuyển lên làm tỉnh trưởng. Một trung đội Nhật về đóng ở thị xã, lính khố xanh tăng lên hơn 100 tên. Tổ chức thanh niên phản động và Bảo an được xây dựng ở các địa phương để lôi kéo thanh niên. Quân Nhật và tay sai tăng cường đán áp nhân dân, gây nên làn sóng căm phẫn dữ dội. Điều đó càng đưa quần chúng tiến gần hơn với Việt Minh. Tỉnh ủy Hưng Yên lập tức phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước trong toàn tỉnh.
 
*Diễn biến:
    + Trận đánh đồn Bần (12.3.1945) đánh dấu thắng lợi đầu tiên của Việt Minh ở an toàn khu Bãi Sậy. Thắng lợi đó có ảnh hưởng lớn đến quần chúng và lan rộng ra các tỉnh xung quanh. Đồng chí Võ Nguyên Giáp gọi đây là “trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng”. Từ đây, cao trào kháng Nhật lên cao, mang tính chất rộng rãi, liên tục, có sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng. Việt Minh hô hào nhân dân không nộp thuế cho giặc, cảnh cáo bọn hào lí ở nhiều xã, thôn. Phong trào phá kho thóc cũng nổ ra, bắt đầu ở Giai Phạm (Yên Mỹ), Bần (Mỹ Hào), Đống Long (Kim Động). nhân dân còn chặn xe thóc trên đường 39, giành thuyền thóc trên sông Luộc. Việt Minh đồng thời lãnh đạo quần chúng vận động nhà giàu cho vay cứu đói, chia thóc cho dân. Hơn 600 tấn thóc đã được chia cho dân nghèo trong tháng 5 và tháng 6.1945. Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, bọn tri huyện ở nhiều nơi phải nhượng bộ, lúng túng.
    + Từ phong trào chống thuế, phá kho thóc, Việt Minh tiếp tục tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, diễn thuyết, vạch mặt bọn Nhật và tay sai ở Kim Động, Mỹ Hào, Văn Lâm. Cuộc mít tinh lớn nhất thu hút hàng ngàn người diễn ra ở Đậu An tháng 5.1945. Cùng thời gia này, lực lượng ở Bãi Sậy được thống nhất với lực lượng trong toàn tỉnh, thành lập Ủy ban Việt Minh tỉnh Tán Thuật, tạo nên một tổ chức lãnh đạo thống nhất phong trào chuẩn bị cho khởi nghĩa.
    + Tháng 6.1945, Việt Minh ở Văn Lâm phối hợp với Việt Minh ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) tổ chức cướp súng ở Văn Lâm. Cùng lúc, các đội tự vệ tổ chức nhiều tổ phục kích quân Nhật trên đường chúng về gây áp lực thu thóc ở Ân Thi. Các đội trừ gian tiêu diệt tên Bá Nông cầm đầu bọn Đại Việt phản động chống phá cách mạng ở Bần, tiêu diệt Lý Phách ở Mỹ Hào, Cánh Quỳ ở Ân Thi. Ở nhiều xã thuộc Văn Lâm, Yên Mỹ, Văn Giang, lực lượng Việt Minh mạnh, chính quyền của giặc chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, các Ủy ban giải phóng dân tộc nhanh chóng được thành lập.
    + Từ tháng 7.1945, việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được tiến hành khẩn trương. Tháng 8.1945, Việt Minh ở một số huyện đã chuẩn bị các trận đánh úp.
    + Tình hình quốc tế và trong nước biến chuyển nhanh chóng, cổ động nhân dân Hưng Yên tiến lên đấu tranh với một khí thế mạnh mẽ. Nhiều cơ sở Đảng và Việt Minh ở các huyện dù chưa có chỉ thị từ Trung ương đã dựa vào chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12.3.1945 tổ chức nhân dân nổi dậy, tấn công vào các phủ huyện. Trong vòng 5 ngày từ 14 đến 18.8.1945, chính quyền địch ở nhiều huyện đã bị Việt Minh liên tiếp tiến công.
    + Ngày 14.8.1945, khởi nghĩa ở Phù Cừ.
    + Ngày 15.8.1945, khởi nghĩa ở Khoái Châu.
    + Ngày 16.8.1945, lực lượng cách mạng tấn công đồn Bần lần thứ 2.
    + Ngày 17.8.1945, khởi nghĩa ở Mỹ Hào, Văn Giang, Tiên Lữ.
    + Ngày 18.8.1945, Hưng Yên nhận được lệnh khởi nghĩa từ Trung ương. Hội nghị Tỉnh ủy được tiến hành cấp tốc ở Thổ Cốc (Yên Mỹ) ra quyết định:
- Những nơi đã đánh úp chính quyền thì tổ chức mít tinh quần chúng, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng lâm thời.
- Những nơi khác tiếp tục khởi nghĩa bằng biểu tình và vũ trang của quần chúng.
- Ngày 22.8.1945, tổ chức tổng biểu tình, huy động lực lượng tự vệ, hội viên cứu quốc và đông đảo quần chúng nhân dân về chiếm tỉnh lị.
Sau hội nghị Tỉnh ủy, Ủy ban giải phóng dân tộc huyện Phù Cừ thành lập, tạo nên niềm tin và cổ vũ nhân dân khắp các huyện trong tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền.
    + Ngày 19.8.1945, giành chính quyền ở Yên Mỹ.
    + Ngày 20.8.1945, ở Kim Động, sau hội nghị gấp rút ở Tạ Xá Hạ của Việt Minh, lực lượng tự vệ, cứu quốc quân và quần chúng nhân dân chia làm hai mũi tiến vào huyện đường. Tri huyện Kim Động bỏ trốn. Lực lượng cách mạng đi khắp các ngả đường tuyên truyền chiến thắng.
    + Ngày 21.8.1945, mít tinh, biểu tình diễn ra ở huyện đường Văn Lâm, chính quyền địch ở Văn Lâm nhanh chóng suy sụp, chính quyền cách mạng của nhân dân được thành lập.
    + Ngày 22.8.1945, toàn tỉnh tiến hành tổng biểu tình, mít tinh giành chính quyền trong cả tỉnh. Việt Minh đọc lệnh khởi nghĩa và lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, thông báo tin thắng lợi ở Hà Nội và nhiều tỉnh khác, phổ biến các chính sách của Việt Minh, kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh giành chính quyền, tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng.
    + Đêm 22.8.1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên được thành lập và ra mắt vào sáng ngày 23.8.1945 trong một cuộc mít tinh lớn với hàng vạn người tham gia tại thị xã Hưng Yên. Từ 22 đến 25.8.1945, chính quyền cách mạng ở các cơ sở đã cơ bản được xác lập.
 
*Kết quả:
       Như vậy, từ 14 đến 22.8.1945, Cách mạng tháng Tám đã diễn ra mau chóng ở Hưng Yên từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. Nhân dân Hưng Yên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Việt Minh, tích cực chuẩn bị lực lượng, luyện tập và chủ động chớp thời cơ giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa diễn ra bằng đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với bạo lực vũ trang. Do vậy, lực lượng cách mạng giành được chính quyền từ tay kẻ địch ít đổ máu. Sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng, Xứ ủy và sự sáng tạo, chủ động nắm bắt tình hình, phát động quần chúng khởi nghĩa của Đảng bộ địa phương là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi cuối cùng.
Giải các bài tập Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời khác Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 104 - Bài 16- SGK môn Lịch sử lớp 12 Tình hình nước ta trong... Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 112 - Bài 16- SGK môn Lịch sử lớp 12 Chủ trương của Đảng... Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 112 - Bài 16- SGK môn Lịch sử lớp 12 Hãy lập bảng tóm tắt... Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 112 - Bài 16- SGK môn Lịch sử lớp 12 Nêu những nét chính về... Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 117- Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Nêu hoàn cảnh lịch sử... Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 117- Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Nêu hoàn cảnh lịch sử... Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 119- Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Nước Việt Nam dân chủ... Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 119- Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Nêu nội dung cơ bản... Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 120- Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Nêu nguyên nhân thắng... Trả lời câu 1 trang 120 - Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Mặt trận Việt Minh ra... Trả lời câu 2 trang 120 - Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Sự lãnh đạo đúng... Trả lời câu 3 trang 120 - Bài 16 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Tìm hiểu về cuộc...
Mục lục Giải bài tập SGK Lịch sử 12 theo chương Chương 1: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 2: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 3: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 4: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 5: Quan hệ quốc tế (1945 - 2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000 Chương 5: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920 Chương 6: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
Giải bài tập SGK Lịch sử 12
+ Mở rộng xem đầy đủ