Trả lời câu 2 trang 18 - Bài 2 - SGK môn Lịch sử lớp 12
Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Lời giải:
- Nguyên nhân trước hết là do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cùng với chế độ tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Hai là,không bắt kịp những bước phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến, dẫn đến những khủng hoảng trì trệ. Trong khi vào những năm 70 của thế kỉ XX, - Khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ, phần lớn các nước tư bản biết tận dụng triệt để để đưa nền kinh tế phát triển thì Liên Xô và các nước Đông Âu chậm áp dụng Khoa học-Kỹ thuật vào nền kinh tế.
- Ba là, khi tiến hành cải tổ các nước này lại phạm phải những sai lầm trên nhiều mặt, những sai lầm từ kinh tế đến chính trị làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Đây cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Ghi nhớ:
Sự tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.
Giải các bài tập Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000). Liên Bang Nga (1991 - 2000) khác
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 14 - Bài 2 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Nêu những thành tựu...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 14 - Bài 2 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Những thành tựu trong...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 14 - Bài 2 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Trình bày sự ra đời...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 17 - Bài 2 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Lập niên biểu các sự...
Trả lời câu 1 trang 18 - Bài 2 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Lập niên biểu những...
Trả lời câu 2 trang 18 - Bài 2 - SGK môn Lịch sử lớp 12 Phân tích những nguyên...
Mục lục Giải bài tập SGK Lịch sử 12 theo chương
Chương 1: Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 2: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 3: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 4: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 4: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 5: Quan hệ quốc tế (1945 - 2000) - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
Chương 5: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 - Phần 2: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 1920
Chương 6: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa - Phần 1: Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 - 2000
+ Mở rộng xem đầy đủ